Thursday, April 15, 2010

Thay đổi tính cách

Tính cách của 1 con người được hình thành do nhiều yếu tố như môi trường xung quanh , do điều kiện giáo dục , cách dạy dỗ của cha mẹ và ảnh hưởng bởi cả tính cách của cha mẹ bạn nữa vì đó là tấm gương đầu tiên bạn chiếu vào mà .Tuy nhiên các nhà khoa học đã kết luận rằng tính cách của 1 con người sẽ thực sự ổn định ở tuổi 35 , cho nên sẽ có rất nhiều cơ hội để bạn tự tin và trở lên bản lĩnh. Mà trước hết muốn thay đổi bản thân , bạn phải biết thay đổi chính bản thân mình , thay đổi cách suy nghĩ của mình. Luôn tâm niệm trong đầu " nghĩ khác và làm khác" .Đi chơi nhiều , tiếp xúc với bạn bè nhiều hơn ,và đặc biệt nếu bạn đang là học sinh, sinh viên hãy xin đi làm thêm. Môi trường làm việc sẽ giúp bạn bản lĩnh và rút được nhiều kinh nghiệm hơn đấy. Mua thêm nhiều sách về giao tiếp để học hởi nữa nha. Chúc bạn thành công!

Tính cách có thể thay đổi theo thời gian. Theo thời gian, và thay đổi của môi trường tiếp xúc hằng ngày , các mối quan hệ, điều kiện sống...sẽ tác động và làm ảnh hưởng đến suy nghĩ và nhận thức, từ đó tính cách cũng dần dần thay đổi.

Câu ngạn ngữ Tây phương : Thói quen tạo tính cách , tính cách tạo số phận .
Như vậy tính cách có thể thay đổi được , do ngay từ thay đổi thói quen .
Cơ thể mỗi người khi sinh ra đã khác nhau , nên từ đó sinh ra thói quen và tính cách cũng khác nhau , nhưng do học hỏi , môi trường sống tác động con người thay đổi dần thói quen cho phù hợp với lối sống của cộng đồng .

Tính cách không dễ thay đổi đâu bạn, trái lại lòng dạ con người lại luôn có thể đổi thay. Thế mới nói "Tri diện bất tri tâm", chỉ thời gian mới có thể trả lời chính xác. Thời gian qua đi, vạn vật đều biến đổi, huống chi là con người. Tuy nhiên tính cách lại mang ý nghĩa thuộc tính của 1 ai đó, nó hình thành theo bản năng, môi trường nuôi dưỡng từ nhỏ. Mặc dù bất cứ cái gì cũng đều có thể thay đổi, nhưng người xưa hay nói "Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời". Còn lòng người đơn giản chỉ là thế giới quan nhất thời của kẻ đó, là quan điểm cá nhân, cảm nhận chủ quan mà thôi. Từ đó, đưa đến cách hành xử cũng khác nhau, và luôn luôn có thể thay đổi theo thời gian.

Bản tính (Tính cách) khó đổi chứ không phải là không thay đổi được.
Bản tính do Thói quen tạo nên. Vậy nên, thay đổi Thói quen thì sẽ thay đổi được Bản tính

Chào bạn ! theo mình bạn vẫn sống thật với chính bạn là được rồi , còn với mọi người xung quanh mình chỉ là cách giao tiếp sao cho hợp với đối tượng , hãy nói những gì mình biết , còn điều ko biết nên hỏi . chỉ là cách nói chuyện mà thôi ko co gi căng thẳng lắm đâu , với ng lớn bạn nên để ý lời ăn ,tiếng nói là được rồi . chúc bạn luôn vui vẻ nhé

Tính cách con người phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
Thứ nhất là mang tính xã hôi:
K.Mác từng nói rằng "Từ thực tại khách quan mới đến tư duy trừu tượng", ví dụ: nghe nói đến trái chanh hoặc trái me... thì bạn tiết nước bọt liền, mặc dù bạn chẳng thèm chua! Tại sao? vì bạn đã từng biết nó chua như thể nào trong quá khứ! Nhưng khi bạn nói cho người nước ngoài chẳng hạn (không biết tiếng Việt) thì họ chẳng có phản ứng gì cả! Như vậy, môi trường xã hội quyết định tính cách con người (qua giáo dục, học tập, làm việc, tập quán, hoàn cảnh xã hội...Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng mà!).
Thứ 2, từ thức ăn, ăn thế nào thì suy nghĩ thế ấy! Thật vậy thức ăn là yếu tố quyết định đến tính cách con người, người ăn chay thì tính tình hiền lành, đềm đạm, suy nghĩ sâu sắc, bình tĩnh trong mọi việc... trái lại người ăn mặn thì nóng nãy, bộc phát, nóng vội...
Thứ 3, mang tính di truyền, bản năng từ cha mẹ, người ta thường nói "Hổ phụ sinh hổ tử"! Thường gọi là khí chất, tiên thiên khí... được hấp thu từ cha me, do thức ăn khi người mẹ mang thai nhi quyết định. Những đứa trẻ bị thiểu năng khi sinh ra là do người mẹ sai lầm trong ăn uống khi mang thai, do uống quá nhiều thuốc tây, ảnh hưởng chất hoá học, phóng xạ... chính vì vậy mà trong cùng một môi trường giáo dục, môi trường xã hội mà mỗi người 1 tính "9 người 10 ý"!
Con người có thể thay đổi tính cách thông qua thay đỗi môi trường xã hội, thông qua cách ăn uống! Bạn thực nghiệm xem hôm nào bạn ăn chay thì tinh thần bạn thấy thanh thoát, nhẹ nhàn... hôm nào ăn quá nhiều thịt (nhất là loại thịt đỏ) thì bạn thấy nặng nề, u tối...
Người ta từng thí nghiệm nuôi chuột và mèo cùng thức ăn như nhau (cho ăn cơm hoặc gạo) thì chúng sống với nhau hoà thuận như cùng 1 loài vậy!

Ngoại ngữ giúp con người thay đổi tính cách. Những người biết ít nhất một ngoại ngữ cảm thấy cá tính và cách nhìn nhận sự việc của họ khác đi khi chuyển đổi từ ngôn ngữ này sang thứ tiếng khác.

- tính cách con người có thể thay đổi, có khi chỉ thay đổi 1 thời gian ngắn rồi cũng trở về nnguyên cũ .
- khi thấu hiểu ,hay ành hưởng 1 điều gì đó ,người ta sẽ thay đỗi tính cách .
-thay đổi ngắn hay thay đỗi hoàn toàn, tùy theo sự việc và tùy vào nhận thức của mỗi cá nhân.

bạn quá ích kỉ rồi ! Nhưng mình khuyên bạn 1 câu trân thành : đừng nên cố thay đổi mình . Nếu như bạn ko còn sống đùng với bạn . ko còn là chính bạn thì mới thật đáng sợ , dù tính cách của chúng ta có như thế nào thì cũnmg ko nên thay đổi nó , bởi tính cách ấy tạo nên điểm khác biệt trong mỗi con người bên cạnh sự phân biệt về n goại hình , hãy sống đúng với chính mình đừng ngại thể hiện tính cách của mình , ( nhưng mà đừng có mà làm nhiều điều sai : giết người xong rùi bảo : TUI SỐNG ĐÚNG VỚI NHỮNG GÌ TUI NGHĨ " )

1/Đức Khổng Tử dạy "Nhân chi sơ tính bản thiện" và “Tính tương cận, tập tương viễn” nghĩa là con người sinh ra là vốn dĩ bản chất hiền lành tốt đẹp và bản tính con người giống nhau, do tập nhiễm mới khác xa nhau.
Như vậy có thể thấy bản chất và tính cách luôn luôn gắn liền nhau và ai cũng biết tính cách là thể hiện bên ngoài của bản chất,còn bản chất là cái cốt lõi bên trong của mỗi con người.Cả 2 đều có thể thay đổi do "tập nhiễm" của xã hội và do sự giáo dục hình thành nên.Dù rằng bản chất có vẻ thay đổi chậm hơn tính cách.
2/Bàn riêng về tính cách thì Maxime Gorki có viết như sau "Gieo hành động gặt thói quen,gieo thói quen gặt tính cách,gieo tính cách gặt số phận".Nghĩa là cho dù bản chất một con người khi mới sinh ra là tốt nhưng do không được giáo dục,lại phải sống trong một hoàn cảnh tồi tệ hay dù sống trong môi trường tốt nhưng bản thân bê tha sống buông thả,không chịu rèn luyện trí đức thì cũng sẽ có những hành vi xấu...trở thành tính cách lúc nào không hay.Đến lượt nó - tính cách tác động vào bên trong làm thay đổi luôn bản chất.
Trong cuộc sống hiện tại ta cũng thường thấy có những thanh niên vốn rất hiền lành nhưng vẫn bị dụ dỗ trở thành kẻ nghiện ngập hủy hoại toàn bộ nhân cách và cuộc sống của chính mình...thì còn gì là "Nhân chi sơ tính bản thiện" nữa.
3/Cho nên cả hai - bản chất và tính cách - không phải là cái gì bất di bất dịch mà phải biết làm cho nó ngày càng trở nên hoàn thiện hơn,tốt đẹp hơn thì mới đáng mặt sống ở trên đời này vậy.

Thay đổi tính cách