Nguồn gốc
Tương truyền, phép gieo quẻ bằng đồng xu do Quỷ Cốc Tử, thầy của Tôn Tổn, Bàng Quyên… truyền lại cho hậu thế.
Đồng xu
Dùng 3 đồng xu có 2 mặt phân biệt được rõ (tự đặt tên là mặt sấp, mặt ngửa, tự quy định mặt sấp là dương, mặt ngửa là âm), loại càng cổ càng tốt, loại chưa dùng để lưu hành thì càng tốt nữa.
Quẻ chủ
Cách 1 : Gieo bằng tay :
Để 3 đồng xu trong lòng 2 bàn tay, thành tâm khấn vái các vị thánh : Phục Hy, Văn Vương, Chu Công, Khổng Tử, Thiệu Khang Tiết, Dã Hạc Lão Nhân…, xin rằng “Nay tôi tên họ…, có việc… không tỏ tường, muốn hỏi về…(hỏi càng đơn giản thì đáp án càng dễ minh bạch). Xin trời bảo sao thì thánh thần cho biết vậy”
Mở tay cho 3 đồng xu rơi xuống nền/bàn.
Kết quả gieo :
- 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp : hào âm —- —-
- 2 đồng ngửa, 1 đồng sấp : hào dương ———-
- 3 đồng đều ngửa : hào âm động (lão âm) —- —- o
- 3 đồng đều sấp : hào dương động (lão dương) ———- o
(Quy tắc sấp-ngửa âm-dương chọn theo triết lý của người xưa : thiểu số áp đảo đa số : vua, quan (số ít) thống trị dân (số nhiều), 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp : chọn đồng ngửa, 2 đồng ngửa, 1 đồng sấp : chọn đồng sấp)
Cứ vậy gieo làm 6 lần cho các hào từ hào nhất lên đến hào lục (nhớ lấy giấy bút ghi lại đầy đủ theo thứ tự từ dưới lên trên)
Cách 2 : Gieo bằng mai rùa :
Để 3 đồng xu vào trong bộ mai rùa còn nguyên vẹn cả mai lẫn yếm, khấn như trong cách 1.
Đổ 3 đồng xu theo lổ đầu rùa (lổ to nhất trong các 6 lổ : đầu, tứ chi, đuôi) vào 1 cái đĩa sành hoặc 1 mai rùa lớn hơn.
Kết quả gieo : giống như trong cách 1
Cứ vậy gieo làm 6 lần cho các hào từ hào nhất lên đến hào lục (nhớ lấy giấy bút ghi lại đầy đủ theo thứ tự từ dưới lên trên)
Quẻ hỗ
Lấy 3 hào 5, 4, 3 của quẻ chủ làm quẻ thượng
Lấy 3 hào 4, 3, 2 của quẻ chủ làm quẻ hạ
Ghép quẻ thượng (3 hào) ở trên, quẻ hạ (3 hào) ở dưới thành quẻ hỗ (6 hào)
Quẻ biến
Lấy quẻ chủ biến đổi các hào động (âm biến thành dương, dương biến thành âm) thành quẻ biến. Nếu quẻ chủ không có hào động thì thì coi như không có quẻ biến (hoặc quẻ biến cũng là quẻ chủ)
Trình tự sự việc
Trình tự thời gian diễn tiến của sự việc cần hỏi sẽ theo các quẻ sau :
Quẻ chủ -> Quẻ hỗ -> Quẻ biến
Bắt đầu -> Diễn tiến -> Kết cục
Tương truyền, phép gieo quẻ bằng đồng xu do Quỷ Cốc Tử, thầy của Tôn Tổn, Bàng Quyên… truyền lại cho hậu thế.
Đồng xu
Dùng 3 đồng xu có 2 mặt phân biệt được rõ (tự đặt tên là mặt sấp, mặt ngửa, tự quy định mặt sấp là dương, mặt ngửa là âm), loại càng cổ càng tốt, loại chưa dùng để lưu hành thì càng tốt nữa.
Quẻ chủ
Cách 1 : Gieo bằng tay :
Để 3 đồng xu trong lòng 2 bàn tay, thành tâm khấn vái các vị thánh : Phục Hy, Văn Vương, Chu Công, Khổng Tử, Thiệu Khang Tiết, Dã Hạc Lão Nhân…, xin rằng “Nay tôi tên họ…, có việc… không tỏ tường, muốn hỏi về…(hỏi càng đơn giản thì đáp án càng dễ minh bạch). Xin trời bảo sao thì thánh thần cho biết vậy”
Mở tay cho 3 đồng xu rơi xuống nền/bàn.
Kết quả gieo :
- 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp : hào âm —- —-
- 2 đồng ngửa, 1 đồng sấp : hào dương ———-
- 3 đồng đều ngửa : hào âm động (lão âm) —- —- o
- 3 đồng đều sấp : hào dương động (lão dương) ———- o
(Quy tắc sấp-ngửa âm-dương chọn theo triết lý của người xưa : thiểu số áp đảo đa số : vua, quan (số ít) thống trị dân (số nhiều), 1 đồng ngửa, 2 đồng sấp : chọn đồng ngửa, 2 đồng ngửa, 1 đồng sấp : chọn đồng sấp)
Cứ vậy gieo làm 6 lần cho các hào từ hào nhất lên đến hào lục (nhớ lấy giấy bút ghi lại đầy đủ theo thứ tự từ dưới lên trên)
Cách 2 : Gieo bằng mai rùa :
Để 3 đồng xu vào trong bộ mai rùa còn nguyên vẹn cả mai lẫn yếm, khấn như trong cách 1.
Đổ 3 đồng xu theo lổ đầu rùa (lổ to nhất trong các 6 lổ : đầu, tứ chi, đuôi) vào 1 cái đĩa sành hoặc 1 mai rùa lớn hơn.
Kết quả gieo : giống như trong cách 1
Cứ vậy gieo làm 6 lần cho các hào từ hào nhất lên đến hào lục (nhớ lấy giấy bút ghi lại đầy đủ theo thứ tự từ dưới lên trên)
Quẻ hỗ
Lấy 3 hào 5, 4, 3 của quẻ chủ làm quẻ thượng
Lấy 3 hào 4, 3, 2 của quẻ chủ làm quẻ hạ
Ghép quẻ thượng (3 hào) ở trên, quẻ hạ (3 hào) ở dưới thành quẻ hỗ (6 hào)
Quẻ biến
Lấy quẻ chủ biến đổi các hào động (âm biến thành dương, dương biến thành âm) thành quẻ biến. Nếu quẻ chủ không có hào động thì thì coi như không có quẻ biến (hoặc quẻ biến cũng là quẻ chủ)
Trình tự sự việc
Trình tự thời gian diễn tiến của sự việc cần hỏi sẽ theo các quẻ sau :
Quẻ chủ -> Quẻ hỗ -> Quẻ biến
Bắt đầu -> Diễn tiến -> Kết cục