Sau khi có được sự phân biệt Ngũ Hành của thức ăn, thì cần nắm vững xem thể chất mình cần bổ sung hay chiết giảm yếu tố nào. Có nhiều cách tính và điều chỉnh khác nhau, song tựu chung không ngoài nhiều thì thoát bớt, ít thì bổ sung. Chuẩn xác nhất là tính oán Hỷ Kỵ Dụng Thần theo Tứ Trụ Ngày Tháng Năm Sinh. Còn ở mức sơ cấp có thể lấy theo Nạp Âm Ngũ Hành. Cũng có thể đơn giản hơn là viện đến sự hỗ trợ của các Đông Y Sĩ nhờ bắt mạch xem yếu tố nào là nổi trội hay thiếu trong thể chất của chúng ta. Từ các thông tin trên bạn nên hoạc định cho mình một thực đơn để ăn uống cho hợp lý. Ngoài ra cũng cần căn cứ theo mùa, vận dụng các phương pháp dưỡng sinh khác để phối hợp !
Cách Dùng Ăn Uống Để Cải Vận Thường nghe nói: “Họa tòng ngôn xuất; Bệnh tòng khẩu nhập” ý nói tai họa thường do ngôn ngữ lời nói mà ra, còn bệnh tật thường theo lối miệng mà vào. Ngoài nguyên nhân do tác động từ các bệnh dịch từ bên ngoài thì câu này cũng ám chỉ sự mất cân đối theo Ngũ Hành khi sử dụng thức ăn. Theo lý luận của Y Học cổ truyền phương Đông và bộ môn Khoa Học Huyền Bí thì mỗi người sinh ra đều được kết cấu bởi Ngũ Hành (5 yếu tố cơ bản tạo nên vạn vật của thế giới) tuy nhiên do tùy vào từng thời điểm sinh ra cộng với các yếu tố di truyền mà các yếu tố này bị mất cân bằng, sự mất cân bằng này nếu kéo dài và chệnh lệch quá lớn sẽ tác động vào cơ thể sinh lý và tâm lý của con người từ đó tạo ra các bệnh tật tai họa. Để giải quyết vấn đề này, bộ môn khoa học huyền bí, đông y, dưỡng sinh đề nghị chúng ta sử dụng các loại thức ăn để điều chế giảm, tăng cho các yếu tố Kim Thủy Mộc Hỏa Thổ, sao cho chúng luôn ở tư thế cân bằng động. từ đó chúng ta có thể sở hữu một sức khỏe tốt, một tâm lý tốt, tránh xa tai họa, bệnh tật.
Các Đồ Ăn Thuộc Mộc:
Táo tây, chanh, bạch quả, trám, vi cá, rau cải thảo, bắp cải, cải bẹ, hoa lơ xanh, cải xanh, cải chíp, rau dền, rau muống, cải xoong, cải cúc, cẩu kỷ tử, đậu xanh, hẹ, củ cải, nhân sâm, mã đề (mã thầy), tảo biển, rau câu, mía, khế, bưởi, lê, mơ, hạt dẻ, gạo nếp, vịt, cua biển, cá , gan gà, gan lợn, chân lợn, chân gà chân vịt, cua hoàng đế, các loại cỏ rễ trong trung dược, mộc nhĩ, khoai tây, hạt dẻ cười, trà lá, cánh gà, ngô, sò điệp, nha đam, ngó sen, khoai lang, sắn dây, kiệu, quýt.
Các Đồ Ăn Thuộc Hỏa
Ớt, đậu đỏ, cà chua, việt quất, vải, tỏi, sầu riêng, thịt dê, thuốc lá, rượu, gừng, cà rốt, thanh long, long nhãn, chim câu non, chim sẻ, tim gà, tim lợn, tiết gà tiết lợn, rùa, sô cô la, rắn, cua lửa, tiêu đen, tiêu đỏ, chí trương, các loại đầu.
Các Đồ Ăn Thuộc Thủy
Cá ướp, hải sâm, bóng cá, ếch tuyết, sứa biển, tu hài, cá tươi, đậu hũ, đậu tương, cá hộp, mộc nhĩ đen, rong biển, đậu đen, bí đao, dưa hấu, mướp đắng, dưa vàng, các loại cá, đậu phụ nhự, sườn lợn, óc lợn, cá vân, cá phi lê, rươi, hải sâm, thuốc bắc (Đông trùng thảo, các vị bổ thận) lòng cá, ruột vịt ruột ngan, thận lợn, mật ong, tổ yến, trân châu, sữa bò, nước quả ép, mướp, bầu, cà tím, bí xanh, cá mực, tôm, xá sùng, ốc.
Các Đồ Ăn Thuộc Kim
Phổi lợn, thịt gà (Ức), ruột gà, cải trắng. Các thức ăn măng màu trắng bạc, tính hàn được tính vào Kim.
Các Đồ Ăn Thuộc Thổ
Thịt bò, thịt dê, thịt chó, cừu, đu đủ, hạt dẻ, lạc, nạm bò.
Sau khi có được sự phân biệt Ngũ Hành của thức ăn, thì cần nắm vững xem thể chất mình cần bổ sung hay chiết giảm yếu tố nào. Có nhiều cách tính và điều chỉnh khác nhau, song tựu chung không ngoài nhiều thì thoát bớt, ít thì bổ sung. Chuẩn xác nhất là tính oán Hỷ Kỵ Dụng Thần theo Tứ Trụ Ngày Tháng Năm Sinh. Còn ở mức sơ cấp có thể lấy theo Nạp Âm Ngũ Hành. Cũng có thể đơn giản hơn là viện đến sự hỗ trợ của các Đông Y Sĩ nhờ bắt mạch xem yếu tố nào là nổi trội hay thiếu trong thể chất của chúng ta. Từ các thông tin trên bạn nên hoạc định cho mình một thực đơn để ăn uống cho hợp lý. Ngoài ra cũng cần căn cứ theo mùa, vận dụng các phương pháp dưỡng sinh khác để phối hợp !
Theo Phongthuy.Com.Vn
Mua đèn trang trí thì ghé thăm Khang Dy nhé https://khangdyvenus.com
ReplyDelete